loading

Liên hệ

"*" indicates required fields

close menu

Blog

Dấu hiệu, nguyên nhân ghẻ tai ở mèo và cách chữa trị nhanh nhất

Bệnh ghẻ tai ở mèo không phải căn bệnh hiếm gặp và có thể khiến thú cưng của bạn khó chịu, mệt mỏi, ảnh hưởng tới sức khỏe. Đồng thời, căn bệnh này còn tiềm tàng mang tới nguy cơ lây nhiễm sang những con vật nuôi khỏe mạnh khác. Do đó, việc kịp thời phát hiện các dấu hiệu, nguyên nhân ghẻ tai ở mèo và cách chữa trị nhanh nhất cũng như tìm hiểu phương pháp phòng bệnh ghẻ tai cho mèo là điều cần thiết.

Bệnh ghẻ tai ở mèo

Bệnh ghẻ tai ở mèo

1. Ghẻ tai ở mèo là bệnh gì?

Căn bệnh ghẻ tai ở loài mèo có tên khoa học là Otodectes cynotis. Theo nghiên cứu thống kê thì mèo thường bị ghẻ tai nhiều hơn chó. Và độ tuổi mắc bệnh thường gặp đó là mèo còn nhỏ, chưa trưởng thành. Đây là một căn bệnh do một loài ký sinh trùng sống trong ống tai của mèo gây nên. Loại ký sinh trùng này được nuôi sống bằng các mảnh da vụn trong tai của mèo. 

Loại ký sinh trùng này tuy nhỏ bé và chỉ có thể thấy qua kính hiển vi, thế nhưng, chúng có khả năng làm cho mèo ngứa ngáy liên tục. Từ đó, có thể dẫn đến viêm tai, hoặc tụ máu vành tai do mèo lắc, gãi. Ngoài ra, chúng còn có thể phát triển, sinh sôi ở các bộ phận khác trên cơ thể mèo gây lây lan bệnh ghẻ tai ở mèo. 

Bệnh ghẻ tai xuất hiện phổ biến ở mèo con

Bệnh ghẻ tai xuất hiện phổ biến ở mèo con

2. Dấu hiệu nhận biết mèo bị ghẻ ở tai

Do mèo không thể giao tiếp với chúng ta bằng lời nói khi có dấu hiệu bị bệnh. Nên bạn cần phải quan sát mèo thường xuyên và đặc biệt chú ý khi mèo có những biểu hiện bệnh ghẻ tai sau đây:

  • Mèo có nhiều ráy tai màu đen, mịn giống như bã của cà phê bám ở trong tai. Lý do xuất hiện lượng ráy tai này là vì loài ký sinh trùng ăn da vụn trong tai mèo nhiều, dẫn tới niêm mạc ống tai mèo bị kích thích. Cơ thể của mèo lúc này sẽ sản sinh ra chất nhầy nhiều hơn để bảo vệ tai. Quy trình này khiến cho ráy tai sẽ càng nhiều hơn và khiến mèo rất khó chịu.
  • Do có lượng ráy tai nhiều hơn nên bé mèo sẽ có biểu hiện thường xuyên lắc đầu nhằm đẩy bớt ráy tai ra ngoài, để bé cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Mèo bị ngứa tai là một dấu hiệu điển hình cho thấy mèo nhà bạn đang gặp vấn đề về tai. Vì ngứa tai, mèo sẽ dùng chân gãi tai với mục đích giảm bớt kích thích, và giúp mèo cảm thấy đỡ ngứa hơn. Tuy nhiên, chính việc mèo dùng chân gãi tai rất dễ gây xước tai, chảy máu tai. Thêm vào đó, chân mèo chưa được làm sạch có thể khiến mèo bị nhiễm trùng. 
  • Mèo hay nghiêng đầu về bên bị ngứa bởi động tác này giúp mèo cảm thấy như ký sinh trùng gây khó chịu có thể rơi ra ngoài tai. 

Nếu bé mèo nhà bạn đang có những biểu hiện của bệnh ghẻ tai ở mèo trên, hãy ngay lập tức đưa mèo đi khám để được điều trị sớm, tránh hậu quả nghiêm trọng hơn. 

Dấu hiệu mèo bị ghẻ ở tai đó là mèo bị ngứa tai

Dấu hiệu mèo bị ghẻ ở tai đó là mèo bị ngứa tai

3. Nguyên nhân gây ra bệnh ghẻ tai ở mèo

Căn bệnh ghẻ tai ở loài mèo gây ra bởi vi khuẩn mite Notoedres cati. Thông thường, mèo của bạn sẽ bị lây nhiễm những con vi khuẩn này khi mèo tham gia các hoạt động ngoài trời, hoặc do mèo đã tiếp xúc với các loại chó mèo bị nhiễm bệnh khác.

Sau khi tiếp xúc với mèo, những con vi khuẩn siêu nhỏ này sẽ bám vào da mèo. Con vi khuẩn cái đào hang dưới da và đẻ trứng sau khi giao phối. Tiếp đến trứng của chúng sẽ nở trong vòng từ 3 đến 4 ngày. Và theo nghiên cứu, cần ít nhất khoảng 20 ngày thì những con vi khuẩn này mới đến độ tuổi trưởng thành và gây ra bệnh ghẻ tai cho thú cưng của bạn.

Chính vì vậy, trong vòng 1 tháng kể từ khi mèo bị nhiễm bệnh, rất khó để bạn có thể nhận biết bệnh vì chưa có bất kỳ triệu chứng nào đáng kể xuất hiện.

Mèo tham gia nhiều hoạt động ngoài trời dễ bị ghẻ tai

Mèo tham gia nhiều hoạt động ngoài trời dễ bị ghẻ tai

4. Chữa bệnh ghẻ tai ở mèo như thế nào?

4.1. Cách ly mèo bị ghẻ tai

Ngay khi phát hiện các triệu chứng bệnh ghẻ tai ở chú mèo nhà mình, bạn cần phải cách ly chúng ngay lập tức với tất cả các loại vật nuôi khác. Và thời gian cách ly kéo dài cho tới khi bệnh ghẻ được chữa khỏi. Thông thường là vài tuần và đôi khi tháng, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng ghẻ tai ở mèo. Thêm nữa, những chú mèo có lông dài thì thời gian phục hồi lâu hơn mèo lông ngắn. Đây là lý do tại sao một số người nuôi mèo sẽ tỉa lông cho mèo để tăng tốc độ hồi phục bệnh ghẻ tai. 

4.2. Vệ sinh sạch sẽ khu vực sống của mèo bị ghẻ tai

Hãy nhớ tầm quan trọng của việc duy trì vệ sinh cho mèo đã mắc bệnh ghẻ. Bạn hãy tiến hành làm sạch bộ đồ ngủ, chăn mền, bát thức ăn, vòng cổ và đồ chơi của bé mèo nhà mình. 

Thêm vào đó, bác sĩ thú y khuyến cáo bạn nên sử dụng găng tay cao su trước khi chạm vào bất kỳ đồ dùng nào của mèo bị nhiễm bệnh ghẻ tai. Bởi bệnh ghẻ tai từ mèo có thể lây nhiễm và có thể dễ dàng lây lan ra xung quanh. 

4.3. Đưa mèo bị ghẻ tai đến bác sĩ thú y

Tiếp đến, bạn cần đưa mèo tới bác sĩ thú y khám tình trạng bệnh của mèo. Bệnh viện thú y quốc tế Animal Doctors International với đội ngũ y bác sĩ tận tình cùng trang thiết bị hiện đại đang là lựa chọn của rất nhiều người có mèo bị ghẻ tai. 

Tại đây, bác sĩ sẽ thăm khám để phát hiện mức độ tổn thương mà ký sinh trùng gây ra cho mèo là bao nhiêu. Cụ thể, bác sĩ xem xét màng nhĩ của mèo có bị tấn công không, hay vẫn còn hoạt động tốt. Từ đó bác sĩ thú y sẽ đưa ra cách điều trị thích hợp nhất cho tình trạng của mèo bị ghẻ tai. 

Trong trường hợp màng nhĩ của mèo không bị ảnh hưởng, bác sĩ thú y sẽ kê thuốc nhỏ tai với mục đích diệt trừ ký sinh trùng. Bạn cần phải tiến hành nhỏ thuốc theo bác sĩ kê đơn lặp lại đều đặn mỗi tháng 1 lần hoặc như hướng dẫn sử dụng, để có thể đạt được hiệu quả tốt nhất. 

Lưu ý: Trước khi nhỏ thuốc trị ghẻ tai ở mèo, bạn hãy làm vệ sinh vùng tai mèo thật sạch sẽ. Bởi điều này sẽ giúp thuốc dễ đi sâu vào bên trong tai mèo hơn. Nhờ đó, tiêu diệt hết ký sinh trùng gây bệnh ghẻ tai trong đó. 

Trong trường hợp bệnh đã tiến triển nặng thì bác sĩ thú y có thể sẽ kê đơn thuốc điều trị ghẻ tai. Đây có thể là thuốc ở dạng bôi, vòng đeo, dầu gội hoặc thuốc tiêm.

Ngoài ra, nếu da mèo đã bị kích ứng nặng, bác sĩ thú y cũng có thể kê đơn cho mèo dùng thuốc kháng sinh để giúp da của bé mèo phục hồi. 

Đưa mèo tới bác sĩ thú y

Đưa mèo tới bác sĩ thú y

5. Phòng ngừa bệnh ghẻ tai ở mèo

Mặc dù mèo con có nguy cơ mắc bệnh ghẻ tai cao hơn, nhưng không vì vậy mà bạn chủ quan chăm sóc những chú mèo trưởng thành của mình. Bởi mèo ở bất kỳ độ tuổi nào cũng đều có thể mắc căn bệnh này. Do đó, hãy đảm bảo bạn không để mèo của mình tiếp xúc với các loài động vật đang bị nhiễm bệnh. Đồng thời, hạn chế cho chúng hoạt động ngoài trời tại những khu vực môi trường ô nhiễm.

Cũng giống như cách trị ghẻ tai cho mèo thì bạn cần giữ gìn vệ sinh cho mèo cũng như khu vực mèo sinh sống để hạn chế nguy cơ lây nhiễm bệnh.

Vệ sinh sạch sẽ cho mèo để phòng ghẻ tai

Vệ sinh sạch sẽ cho mèo để phòng ghẻ tai

Tóm lại, ghẻ tai ở mèo là một căn bệnh nguy hiểm mà bất kỳ chú mèo nào cũng có thể mắc phải. Do đó, bạn cần chú ý giữ gìn vệ sinh, chăm sóc mèo đúng cách, cũng như quan tâm mèo nhiều hơn để kịp thời phát hiện triệu chứng. Khi nghi ngờ mèo bị bệnh ghẻ tai, bạn có thể đưa mèo tới thăm khám tại các cơ sở của bệnh viện thú y quốc tế Animal Doctors International để được bác sĩ kiểm tra, kịp thời điều trị.