Những chú chó thực sự là người bạn đồng hành và thành viên gia đình rất đáng tin cậy trong cuộc sống của chúng ta. Cũng giống như con người, chó có thể bị cảm lạnh hoặc mắc nhiều bệnh khác nhau. Bệnh nhiễm trùng máu ở chó là một trong những căn bệnh nguy hiểm thường rất dễ gặp ở những chú cún nếu không biết cách chăm sóc chúng chu đáo. Cùng tìm hiểu nhiễm trùng máu ở chó là gì? Làm sao để phòng ngừa bệnh tụ huyết trùng ở chó trong này viết sau đây.
1. Bệnh nhiễm trùng máu ở chó là gì?
Nhiễm trùng máu ở chó xảy ra do vi khuẩn trong máu gây ra viêm nhiễm và bệnh tật cho cơ thể của chó. Nhiễm khuẩn huyết là bệnh khá phổ biến, nhưng hầu hết hệ thống miễn dịch của những chú chó khỏe mạnh có thể chống lại căn bệnh này trước khi các triệu chứng xuất hiện.
Khi hệ thống miễn dịch của chó bị tổn hại hoặc không thể chống lại nhiễm trùng, vi khuẩn sẽ sinh sôi và dẫn đến nhiễm trùng huyết. Khi đã hình thành bệnh, nhiễm trùng huyết trở thành một căn bệnh nghiêm trọng đến mức có thể giết chết khoảng 50% số chó. Nếu bạn thấy chó có dấu hiệu nhiễm trùng huyết, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ thú y ngay lập tức để họ có thể chẩn đoán chính xác và vạch ra kế hoạch điều trị phù hợp.


Chó bị nhiễm trùng máu rất nguy hiểm
2. Các triệu chứng của nhiễm trùng huyết ở chó là gì?
Các triệu chứng của bệnh nhiễm trùng máu ở chó có thể xuất hiện đột ngột hoặc phát triển chậm theo thời gian. Một số những con chó chiến đấu với nhiễm trùng do vi khuẩn trong máu có thể không xuất hiện triệu chứng gì. Một số khác lại đối mặt với các triệu chứng đe dọa tính mạng. Các triệu chứng có thể khác nhau tùy thuộc vào cơ quan bị ảnh hưởng và những triệu chứng này thường bị nhầm lẫn với những triệu chứng của các vấn đề rối loạn điều hòa miễn dịch khác.
Liên hệ với bác sĩ thú y của bạn ngay lập tức nếu các dấu hiệu sau của nhiễm trùng huyết xuất hiện ở chó như sau:
- Nôn mửa, tiêu chảy
- Mất nước, mất cân bằng điện giải
- Ăn mất ngon
- Ớn lạnh, sốt, hôn mê
- Nhịp tim nhanh
- Yếu đuối, run rẫy
- Hô hấp yếu
- Nướu nhợt nhạt
- Hạ đường huyết, huyết áp thấp
- Sốc nhiễm trùng, suy nội tạng,…


Chó thường yếu ớt khi mắc bệnh
3. Nguyên nhân nhiễm trùng huyết ở chó là gì?
- Bệnh tụ huyết trùng ở chó phát triển khi vi khuẩn được đưa vào máu. Đôi khi điều này xảy ra trong quá trình vệ sinh răng miệng định kỳ, khi phẫu thuật hoặc khi chó bị nhiễm trùng nhiễm từ việc bị chú chó khác cắn khiến chó bị thương.
- Những con chó bị nhiễm bệnh thường đi chơi trong rừng hoặc những khu vực ẩm ướt, nơi có nguy cơ bị ve cắn và lây truyền ký sinh trùng.
- Viêm tụy, tiểu đường, suy thận và suy gan là một trong những bệnh lý dẫn đến việc chó bị nhiễm khuẩn huyết.
- Nhiễm trùng da và nhiễm trùng đường tiết niệu cũng có thể di chuyển vào máu và gây nhiễm trùng huyết.
Những con chó khỏe mạnh thường có khả năng chống lại các bệnh nhiễm trùng, nhưng những con chó có hệ thống miễn dịch bị tổn hại có nhiều khả năng bị nhiễm trùng huyết hơn. Bất kỳ nguyên nhân nào ngăn chặn phản ứng tích cực của hệ thống miễn dịch sẽ tạo ra nguy cơ chó bị nhiễm trùng máu lớn hơn. Nếu chú chó nhà bạn bị nhiễm trùng hoặc gặp bất kỳ căn bệnh nào, điều quan trọng là phải theo dõi để tìm các dấu hiệu có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết để kịp thời ngăn chặn.


Ve, bọ chét là vật chủ gây bện nhiễm trùng máu ở chó
4. Làm thế nào để điều trị nhiễm trùng máu ở chó?
Không cách điều trị nào tốt hơn việc ngăn ngừa bệnh trước khi chúng xuất hiện. Tuy nhiên, để giúp chữ khỏi căn bệnh này, chúng ta cần hỗ trợ điều trị theo từng triệu chứng. Cụ thể:
4.1. Truyền dịch hỗ trợ
Điều trị nhiễm trùng huyết ở chó thường bắt đầu bằng việc hỗ trợ khẩn cấp vì nhiễm trùng huyết có thể gây tử vong. Nếu chó bị sốc nhiễm trùng, chúng có thể cần truyền dịch qua đường tĩnh mạch. Đặc biệt nếu chúng bị mất nước do nôn mửa và tiêu chảy thì việc truyền dịch là vô cùng cần thiết. Điều này cũng giúp khôi phục chất điện giải mà những chú chó bị mất trong quá trình nhiễm bệnh.
Có thể lắp ống cho ăn cho những con chó không thể ăn hoặc không cầm được thức ăn do triệu chứng tiêu chảy, nôn mửa gây ra.
4.2. Dùng thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh có thể được dùng cho đến khi xác định được nguyên nhân gây nhiễm trùng máu ở chó. Khi đã xác định được tình trạng nhiễm trùng, bác sĩ thú y có thể kê đơn các loại thuốc kháng sinh chuyên khoa đặc hiệu hơn. Thuốc co mạch, làm co mạch máu, tăng lưu lượng máu đến các cơ quan và phục hồi huyết áp là một số loại phổ biến.


Dùng thuốc kháng sinh cho chó
4.3. Phẫu thuật
Khi bệnh phát triển đến một giai đoạn nhất định, các ổ áp xe có thể hình thành gây đau đớn cho những chú chó. Lúc này, chú chó vô cùng yếu ớt và có thể xuất hiện các triệu chứng song song khác. Nếu ổ áp xe được tìm thấy, chú chó mắc bệnh có thể cần được phẫu thuật cắt bỏ nó. Khi chó hồi phục hậu nhiễm trùng máu, bác sĩ thú y có thể kê đơn thức ăn mềm để hệ tiêu hóa có thêm thời gian chữa lành.
Chủ nhân của những chú cún mắc bệnh nhiễm trùng máu ở chó nên tiếp tục đề phòng các dấu hiệu của sốc nhiễm trùng hoặc các biến chứng khác vì tỷ lệ tử vong do tình trạng này rất cao. Cần cho chó nghỉ ngơi vài tuần, theo dõi và điều trị thích hợp cho đến khi chúng hồi phục hoàn toàn.
5. Phương pháp phòng ngừa bệnh
5.1. Tránh để chó tiếp xúc với ve, bọ chét
Vì bọ chét là vật chủ chính gây nhiễm ký sinh trùng trong máu cho những chú chó, nên việc phòng ngừa ve, bọ chét cần phải được ưu tiên. Có rất nhiều sản phẩm phòng chống ve và bọ chét trên thị trường và bác sĩ thú y có thể hướng dẫn bạn lựa chọn nếu cần. Các sản phẩm có chứa permethrin rất hiệu quả trong việc kiểm soát bọ chét và ve.
5.2. Giữ vệ sinh khu vực sống
Khu vực xung quanh nhà cần được quét dọn sạch sẽ để loại bỏ khu vực có bọ ve sinh sống. Kiểm soát không gian đi lại và hạn chế tiếp xúc với chó hoang là điều chủ nhân những chú chó cần làm. Một môi trường sống lành mạnh sẽ giúp những chú chó tránh xa được không chỉ nhiễm trùng máu mà còn là những căn bệnh nguy hiểm khác.
5.3. Giữ cho những chú chó không bị căng thẳng
Chủ nhân của những chú chó nên dành nhiều thời gian để chơi đùa, dắt chó cưng của mình đi dạo. Điều quan trọng là giữ cho tâm trạng của chúng luôn lạc quan, vui vẻ, đừng khiến chúng trầm cảm, buồn bả. Nếu những chú chó không bị căng thẳng, hệ miễn dịch của chúng cũng sẽ khó bị tấn công. Từ đó khả năng mắc bệnh nhiễm trùng máu cũng thấp hơn những chú chó thường bị chủ nhân ghẻ lạnh.


Đừng để chú chó bị căng thẳng để phòng bệnh
5.4. Khám bệnh định kỳ
Một trong những cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh nhiễm trùng huyết cho những chú chó dễ thương của bạn chính là cho chúng đi khám bệnh định kỳ. Việc này sẽ giúp nguồn bệnh được phát hiện kịp thời (nếu có), từ đó nhanh chóng có được kế hoạch điều trị thích hợp.
Bên cạnh đó, đừng quên tẩy giun đúng thời điểm và tiêm vắc xin phòng ngừa những căn bệnh khác. Khi hệ miễn dịch được đảm bảo thì bệnh nhiễm trùng máu cũng khó xâm nhập gây hại cho cún cưng.
Chúng tôi vừa điểm qua những thông tin quan trọng liên quan đến căn bệnh nhiễm trùng máu ở chó. Hãy chủ động chăm sóc những chú chó của mình thật tốt và đừng để chúng cô đơn. Ngoài ra, nếu những chú chó có những dấu hiệu của bệnh, hãy liên hệ đến những phòng khám thú y uy tín, bệnh viện thú y quốc tế Animal Doctors International là một trong những cơ sở thú ý uy tín được nhiều “Sen” tin tưởng.