Những vấn đề về sức khỏe thường gặp ở giống mèo con thuần chủng ở Việt Nam
Các giống mèo thường gặp ở Việt Nam là giống mèo lông dài và lông ngắn của Anh, mèo Munchkin và mèo lông dài Maine Coon của Mỹ, mèo tai cụp Scottish Fold và mèo nhà Bengal. Nuôi một chú mèo con đôi lúc cũng là một lựa chọn khó khăn và trong quá trình nuôi phát sinh rất nhiều câu hỏi về chăm sóc sức khỏe cho bé. Nhất là giống mèo thuần chủng thường nhạy cảm hơn và dễ bị bệnh hơn.
Hãy mang các bé đến phòng khám thú y để khám sức khỏe định kỳ, tiêm phòng đầy đủ và ngăn ngừa các căn bệnh tiềm ẩn nguy hiểm.
Những vấn đề về sức khỏe thường gặp ở giống mèo con thuần chủng ở Việt Nam
Nội ký sinh trùng (giun, sán): giun đũa, giun móc, sán dây, ký sinh trùng đường ruột giardia, ký sinh trong máu toxoplasma, và nhiều loại ký sinh trùng khó chịu khác sống trong hệ tiêu hóa của mèo. Trứng của ký sinh trùng sẽ rụng cùng với phân của mèo. Chính vì vậy, mỗi bé mèo cần được tẩy giun định kỳ và thường xuyên. Việc phân tích mẫu phân dưới kính hiển vi cũng rất cần thiết mỗi khi khám định kỳ.
Ngoại ký sinh trùng: Các loài ve và đặc biệt là rận có thể sống ẩn sâu trong lông mèo. Rận còn gây ra các dị ứng, bị thiếu máu, nhiễm ký sinh trùng sán dây và ký sinh trùng trong máu.
Ve ở tai: gây ngứa tai, đặc biệt là nhiễm trùng do ve Otodectes Cynotis làm cho tai tiết dịch màu nâu đen. Bác sĩ thú y sẽ kiểm tra mẫu phết trong tai các bé dưới kính hiển vi để tìm ra rận. Để điều trị bệnh ve ở tai, bé mèo cần được làm sạch tai và nhỏ tai trong 2-4 tuần.
Bệnh hắc lào: là một bệnh do nhóm nấm dermatophyte Microsporum canis ký sinh trên da. Chúng gây ra rụng lông thành từng mảng, đóng vảy, khô da, ngứa ngáy. Nếu không được điều trị đúng cách, chúng có thể lây lan nhanh và lan khắp cơ thể. Bệnh hắc lào còn có thể lây qua người và động vật. Vì vậy, hãy cẩn thận và nhớ rửa tay sạch sau khi chơi với bé mèo.
Nhiễm trùng đường hô hấp: cảm cúm là bệnh thường gặp ở mèo con, đặc biệt là khi các bé chưa được tiêm ngừa đúng cách. Nếu các bé mèo của bạn bị ho, hắt hơi, chảy dịch từ mũi hoặc mắt, các bạn hãy mang các bé đến cơ sở thú y để được khám và chăm sóc kịp thời. Dù là bệnh thường gặp, nhưng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, các bé mèo có thể bị ảnh hưởng tới tính mạng.
Tiêu chảy và nôn mửa: triệu chứng tiêu chảy và nôn mửa sẽ gây ra mất nước trầm trọng và có thể ảnh hưởng đến tính mạng của các bé. Nguyên nhân chủ yếu thường thấy là do vi-rút parvo, ngoài ra còn do các loại ký sinh trùng khác. Hãy tìm đến sự giúp đỡ của các bác sĩ thú y ngay lập tức khi các bé có dấu hiệu tiêu chảy hoặc nôn mửa.
FIP: Bệnh viêm phúc mạc truyền nhiễm ở mèo do vi-rút corona gây ra. Chỉ có một số lượng nhỏ các bé mèo bị nhiễm bệnh, hầu hết tập trung chủ yếu vào các bé mèo thuần chủng. Các triệu chứng phổ biến của bệnh này là: hôn mê sâu, chán ăn, khó thở, bụng phình to (do chứa nhiều chất lỏng). Căn bệnh này thường gây tử vong và chỉ có thể điều trị để giảm nhẹ chứ không hết hoàn toàn.
Lịch tiêm chủng và phòng ngừa cho mèo:
Tuần 8 – mũi đầu tiên (vắc-xin chính yếu: cúm mèo (herpes và virus calici), bệnh gây giảm bạch cầu (do virus parvo), +/- Chlamydophila
Tuần 10 – mũi thứ hai
Tuần 12 – mũi thứ ba với mũi ngăn ngừa dại đầu tiên
Tháng thứ 6 – mũi ngăn ngừa dại thứ hai
Tẩy giun: tẩy giun định kỳ mỗi 2 tuần cho tới khi các bé đủ 12 tuần tuổi. Đặc biệt các bé từ 3 đến 6 tháng nên tẩy giun định kỳ cứ mỗi 1 tháng 1 lần, còn các bé lớn hơn 6 tháng nên tẩy giun định kỳ cứ mỗi 3 tháng 1 lần. Trong quá trình tẩy giun định kỳ, bạn nên làm xét nghiệm mẫu phân cho các bé để kiểm tra sức khỏe toàn diện hơn.
Rận và ve: Xịt, phun Frontline nên được thực hiện hằng tháng (6 lần bơm trên mỗi ký). Các bé mèo trên 1 ký có thể sử dụng Frontline PLUS Spot On hằng tháng. Rận và ve có thể gây ra những căn bệnh phức tạp như thiếu máu, tiêu chảy và các vấn đề khác. Hãy giữ cho mèo của bạn tránh xa chúng và luôn luôn sạch sẽ.
Sàng lọc FIV/FeLV: nên được thực hiện trong lần khám đầu tiên và các lần kiểm tra sức khỏe hàng năm. Bằng cách xét nghiệm máu nhanh chóng, chỉ cần vài phút là có kết quả ngay trong khi các bác sĩ tư vấn cho bạn.
FIV – virus gây suy giảm hệ miễn dịch ở mèo (tương tự như HIV ở người)
FeLV – virus gây bệnh bạch cầu ở mèo