loading

Liên hệ

"*" indicates required fields

close menu

Blog

Triệu chứng, nguyên nhân, cách chữa giảm bạch cầu ở mèo

Giảm bạch cầu ở mèo là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm, có tính chất lây lan nhanh và thậm chí, có thể giết chết mèo theo đàn trong một thời gian rất ngắn. Do đó, việc tìm hiểu cách phòng bệnh, triệu chứng, nguyên nhân, cách chữa giảm bạch cầu ở mèo để kịp thời đưa mèo đi khám bệnh và điều trị là điều cực kỳ quan trọng đối với những người nuôi mèo.

1. Giảm bạch cầu ở mèo là bệnh gì? 

Giảm bạch cầu ở loài mèo là một bệnh nhiễm trùng do virus có tên gọi parvovirus ở mèo (FPV) gây ra. Đây là loại virus là DNA sợi đơn có đường kính từ 18 đến 28 nanomet và thuộc loại virus nhỏ nhất. 

Căn bệnh này còn thường được gọi là bệnh viêm ruột truyền nhiễm ở mèo và trước đây là bệnh dịch hạch ở mèo vì khả năng lây lan nhanh chóng. Căn bệnh giảm bạch cầu được báo cáo lần đầu tiên vào năm 1928, nhưng người ta suy đoán rằng nó thực sự đã tồn tại sớm hơn nhiều.

Loài mèo có nguy cơ mắc bệnh giảm bạch cầu

Loài mèo có nguy cơ mắc bệnh giảm bạch cầu

2. Nguyên nhân mèo bị giảm bạch cầu

Sự phát tán virus giảm bạch cầu ở mèo dễ dàng qua tất cả các chất dịch cơ thể mèo đã bị nhiễm virus, bao gồm nước bọt, chất nhầy mũi, nước tiểu và máu. Các đường lây truyền gián tiếp bao gồm mèo liếm bộ đồ ăn, đồ chơi, sàn nhà đã bị nhiễm virus.

Các chuyên gia còn cho rằng khi bọ chét mèo nhiễm máu của một con mèo bị nhiễm bệnh giảm bạch cầu di chuyển sang một con mèo khác, con mèo này vô tình ăn bọ chét thông qua việc chải chuốt, dẫn tới bị nhiễm bệnh. Ngoài ra còn có một cách khác, đó là virus bám vào tay, giày và quần áo của những người đã tiếp xúc với một con mèo bị nhiễm bệnh và tiếp xúc, lây nhiễm cho con mèo khác.

3. Triệu chứng giảm bạch cầu ở mèo

Các triệu chứng do vi rút giảm bạch cầu gây ra cho mèo có thể từ không có triệu chứng đến gây ra đột tử trong vòng 12 giờ. Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng này phụ thuộc vào khả năng miễn dịch, tuổi tác và các bệnh đi kèm của mèo. 

Các triệu chứng sớm nhất cho thấy mèo mắc bệnh bao gồm: 

  • Mèo bị sốt nhẹ
  • Mèo mệt mỏi, ể oải
  • Mèo chán ăn và chảy nước dãi
  • Các triệu chứng khác có thể bao gồm mèo cử động không tự nhiên do đau bụng, giảm khả năng giữ thăng bằng

Giai đoạn nặng: Chỉ 1-2 ngày sau khi khởi phát bệnh, mèo bị sốt cao 40-41 độ C, tiêu chảy và nôn mửa.

Mèo mệt mỏi, chán ăn, chảy nước dãi là dấu hiệu đầu tiên của bệnh

Mèo mệt mỏi, chán ăn, chảy nước dãi là dấu hiệu đầu tiên của bệnh

4. Hậu quả của bệnh bạch cầu ở mèo

Mèo con dưới 5 tháng tuổi bị suy giảm hệ miễn dịch thường có tiên lượng cấp tính nặng và chết trong vòng 12 giờ sau khi khởi phát bệnh giảm bạch cầu ở mèo. Còn nếu con mèo có thể sống sót sau 5 ngày đầu tiên sau khi phát bệnh, nó có thể hồi phục trong vòng vài ngày đến vài tuần.

Ngoài ra, nếu một con mèo bị nhiễm bệnh trong thời kỳ đầu mang thai, virus có thể truyền qua nhau thai đến bào thai, gây ra hiện tượng tiêu bào thai, thai chết lưu và sảy thai. Nếu mèo mẹ bị nhiễm bệnh vào cuối thai kỳ, virus vẫn sẽ truyền qua nhau thai sang thai nhi, dẫn tới mèo con trong bụng mẹ sẽ bị giảm sản tiểu não, trong đó tiểu não không phát triển bình thường. Dẫn tới mèo con khi sinh ra có thể mắc chứng sải chân dài, giảm phản xạ tư thế, run khi đi bộ và mất phản xạ chớp mắt. 

Mèo con là nhóm đối tượng có nguy cơ tử vong do bệnh giảm bạch cầu cao nhất

Mèo con là nhóm đối tượng có nguy cơ tử vong do bệnh giảm bạch cầu cao nhất

5. Khám và chẩn đoán giảm bạch cầu ở loài mèo

Với hệ thống trang thiết bị tiên tiến, các cơ sở thú y như bệnh viện thú y Animal Doctors có thể đưa ra những phương pháp xét nghiệm phù hợp nhất cho từng chú mèo, có thể kể đến như: 

  • Xét nghiệm kháng nguyên FPV
  • Xét nghiệm PCR 
  • Xét nghiệm kháng thể FPV

6. Điều trị bệnh giảm bạch cầu cho mèo

Nếu một con mèo được chẩn đoán mắc chứng giảm bạch cầu ở mèo, trước tiên hãy cách ly chú mèo đó để không gây ảnh hưởng cho những con mèo. Không có loại thuốc nào có thể loại bỏ FPV khỏi cơ thể mà bác sĩ thú y sẽ áp dụng những cách sau đây để giúp mèo có thể khỏe mạnh hơn:

  • Điều trị mất nước: Vì hàng rào ruột bị phá vỡ và nước không thể được hấp thụ, thể tích chất lỏng được điều chỉnh bằng cách bổ sung chất lỏng và chất điện giải.
  • Điều trị nhiễm trùng huyết: Kháng sinh có tác dụng chống vi khuẩn gram âm và kỵ khí để ngăn vi khuẩn đường ruột xâm nhập vào máu và gây nhiễm trùng huyết. Tuy nhiên, cần tránh các loại thuốc gây độc cho thận.
  • Điều trị các khiếm khuyết khác nhau: Bổ sung vitamin nhóm B để phòng thiếu thiamine và điều hòa áp suất thẩm thấu keo thông qua truyền máu để giảm protein máu.
  • Xử lý DIC (đông máu nội mạch lan tỏa): phản ứng đông máu xảy ra ngẫu nhiên khắp cơ thể mèo, bác sĩ có thể chỉ định tiến hành truyền huyết tương.
  • Điều trị suy dinh dưỡng cho mèo: Nếu mèo bị tình trạng tiêu chảy hoặc nôn mửa nghiêm trọng và không nhận được dinh dưỡng đầy đủ thì mèo sẽ khó phục hồi hơn. Do đó, có thể dùng thuốc kích thích ăn ngon miệng hoặc đặt ống thông tĩnh mạch cổ để cung cấp dinh dưỡng. 
Đưa mèo tới khám tại Animal Doctors ngay khi có triệu chứng bệnh

Đưa mèo tới khám tại Animal Doctors ngay khi có triệu chứng bệnh

7. hướng dẫn Chăm sóc mèo sau khi bị bệnh giảm bạch cầu

Nếu một con mèo đủ may mắn để chống lại virus giảm bạch cầu ở mèo và hồi phục, các kháng thể sẽ phát triển trong cơ thể và bảo vệ con mèo khỏi chính loại virus đó suốt đời. Tuy nhiên, để tránh lây nhiễm cho những con mèo khác, phải loại bỏ hoàn toàn virus bám trên cơ thể bằng cách vệ sinh sạch sẽ cho mèo.

8. Ngăn ngừa giảm bạch cầu cho mèo

8.1. Cách ly mèo khỏi mèo đã nhiễm bệnh

Nếu nghi ngờ một con mèo nào đó bị nhiễm FPV, cần cách ly hoàn toàn mèo khỏe với mèo nhiễm bệnh.

8.2. Tiêm chủng

Vắc xin FPV giúp phòng ngừa bệnh giảm bạch cầu ở mèo và được tiêm cụ thể vào thời gian như sau:

  • Đối với mèo con, bất kể lịch sử y tế như thế nào, thì 1 trong 7 loại vacxin phòng bệnh cho mèo cực kỳ quan trọng này nên được tiêm lần đầu tiên vào lúc mèo con 8 – 9 tuần tuổi, lần thứ hai vào 3 – 4 tuần sau đó và lần thứ ba khi mèo con được 16 tuần tuổi. Tiếp đến, mèo cần được tiêm nhắc lại sau 1 năm, kéo dài trong 3 năm liên tiếp như vậy. 
  • Đối với mèo trưởng thành không rõ tiền sử bệnh, mèo nên được tiêm một lần bất kể chúng đã được tiêm vào thời điểm nào trước đó. Sau đó là mũi tiêm thứ hai cách 2 – 3 tuần, và sau đó tiêm nhắc lại trong 3 năm.
  • Mèo mang thai và sinh con: Tốt nhất, mèo cái nên tiêm phòng trước khi mang thai để mèo có đủ kháng thể trong cơ thể. Tránh tiêm nhắc lại sau khi mang thai, và trong thời gian mèo con đang bú sữa, vì nó có thể dễ dàng bị nhiễm bệnh.
  • Mèo bị suy giảm miễn dịch do lão hóa tự nhiên, thiếu hụt dinh dưỡng, bệnh hệ thống, thuốc ức chế miễn dịch, yếu tố tăng trưởng tế bào hay căng thẳng môi trường,… không nên tiêm vacxin phòng bệnh mà nên điều trị bệnh cho mèo khỏe mạnh.  
Tiêm phòng là cách tốt nhất để phòng giảm bạch cầu cho mèo

Tiêm phòng là cách tốt nhất để phòng giảm bạch cầu cho mèo

Như vậy trên đây là trọn bộ thông tin về bệnh giảm bạch cầu ở mèo vô cùng nguy hiểm. Nếu mèo nhà bạn chưa được tiêm phòng bệnh, hãy đưa mèo tới bệnh viện thú y Animal Doctors International – nơi luôn có đầy đủ vacxin phòng bệnh cho mèo. Đồng thời, còn có đội ngũ bác sĩ thú y thăm khám để đưa ra lịch tiêm phù hợp nhất. Bên cạnh đó, nếu nghi ngờ mèo có triệu chứng bệnh, bạn cũng nên đưa mèo đến ngay Animal Doctors để được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.