loading

Liên hệ

close menu

Dịch vụ Thú Y

Phòng Ngừa Ký Sinh Trùng
432

Phòng ngừa ký sinh trùng

Ve.Rận. Muỗi

Đông Nam Á là nơi sinh trưởng lý tưởng của các loại ký sinh trùng. Phần lớn chúng đều mang đến các mầm bệnh nguy hiểm, thậm chí có thể gây nguy cơ tử vong. Với nhiều năm kinh nghiệm và đồng hành cùng các bệnh nhân, chúng tôi thấu hiểu sự khó khăn nhằm bảo vệ thú cưng khỏi các loại ký sinh trùng, đồng thời cũng đã chứng kiến rất nhiều trường hợp cấp cứu từ những nguy cơ vốn có thể được ngăn ngừa ngay từ đầu.

Tại Animal Doctors, các bác sĩ quốc tế sẽ tư vấn và khuyên dùng các loại thuốc và phương pháp phòng ngừa hữu hiệu nhất. Từ thuốc uống, cho đến vòng cổ chống ve rận, chúng tôi có nhiều sự lựa chọn bảo vệ thú cưng khỏi các mầm bệnh nguy hiểm.

Phòng Ngừa Ký Sinh Trùng
946

Bảo vệ vật nuôi – Bảo vệ chính mình

Phòng ngừa ký sinh trùng đơn giản hơn rất nhiều so với việc loại bỏ ký sinh trùng một khi thú cưng đã bị nhiễm bệnh.

Không có thuốc điều trị giun tim ở mèo. Làm xét nghiệm hàng tháng là cách duy nhất để phát hiện giun tim ở mèo.

Một khi thú cưng trong nhà của bạn có bọ chét, chúng có khả năng “di cư” sang thảm, các đồ dùng trong nhà cũng như các vật nuôi khác. Bảo vệ thú cưng khỏi bọ chét cũng bảo vệ gia đình bạn.

Một số bệnh từ ký sinh trùng có thể lây từ động vật sang người. Phòng ngừa có thể giúp bảo vệ các thành viên trong gia đình bạn!

Phòng ngừa thường xuyên cho thú cưng có thể giúp bạn tiết kiệm chi phí chữa trị, đảm bảo một cuộc sống khỏe mạnh, hạnh phúc và tránh cho bạn những lo lắng, mệt mỏi không đáng có một khi các trường hợp cấp cứu xảy ra.

Nhận biết kẻ thù của thú nuôi

Bọ chét, ve, giun tim và giun đường ruột. Vì sở hữu kích thước nhỏ bé, những ký sinh trùng này mang rất nhiều thiệt hại cho cả bạn và thú cưng. Bên cạnh việc khiến chó, mèo khó chịu đến phát điên, chúng có thể gây nguy hiểm cho cả vật nuôi và con người.

Phòng Ngừa Ký Sinh Trùng
Bọ chét

Gây ngứa, đỏ da, khó chịu. Bọ chét bám chặt và nằm rải rác trên da, và nguy hiểm hơn, chúng có thể khiếm thú cưng bị nhiễm giun!

Bọ ve

Nếu thú cưng thường xuyên đi dạo bên ngoài, đặc biệt là ở những vùng cỏ mọc um tùm, chúng sẽ tiếp xúc với cả ve cứng và mềm. Những con vật hút máu phàm ăn này có xu hướng tụ tập ở trong và xung quanh tai, giữa các ngón chân và sâu trong kẽ lông.

Giun đũa

Dấu hiệu của giun đũa là tiêu chảy thường xuyên, thú cưng chậm lớn, bụng phình to hoặc bị sưng do giun đũa trú ngụ – đôi khi bạn cũng có thể thấy những con giun này trong phân của thú cưng.

Giun tim

Không phải chỉ có con người mới có nguy cơ nhiễm bệnh từ muỗi. Mặc dù bệnh sốt rét có xu hướng không ảnh hưởng đến vật nuôi, muỗi lại lây lan giun tim – ký sinh trùng nguy hiểm bậc nhất và có thể gây tử vong. Tin tốt là giun tim có thể phòng ngừa bằng các phương pháp điều trị hàng tháng. Tất cả chó con cần phẩn được phòng ngừa từ 3 tháng tuổi. Chó trưởng thành cần phải được xét nghiệm trước khi phòng ngừa để đảm bảo không bị nhiễm trùng lại.

Bệnh dại

Bệnh dại gây tử vong 100% và thật không may, bệnh dại hết sức phổ biến ở châu Á. Mọi người thường liên tưởng đến hình ảnh một con chó hung ác sùi bọt mép khi nhắc đến bệnh dại, tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng gần 60% trường hợp bệnh dại là dạng “câm” khi con vật trở nên lờ đờ, trông buồn ngủ và rồi đột nhiên tấn công khi có người tiếp cận. Tiêm phòng là cách đơn giản nhất để loại bỏ hoàn toàn rủi ro cho cả vật nuôi và chính chúng ta!

Giun móc

Giun móc thường không để lại triệu chứng cho đến khi cơ thể bị tổn thương nghiêm trọng và có nguy cơ đe dọa tính mạng. Ở chó con, giun móc gây thiếu máu và phát triển chậm. Chó nhiễm giun móc lâu ngày sẽ bị tiêu chảy liên miên, ra phân màu sẫm, phân hắc ín và thậm chí là xuất huyết.

Rận tai

Dấu hiệu nhận biết rận tai là thú cưng gãi đầu và cổ nhiều. Dịch đen hoặc nâu chảy ra từ trong tai.

Sán dây

Sán dây nhiễm trùng lặng lẽ, chỉ với một vài dấu hiệu cấp tính nhưng lại khiến chất lượng dinh dưỡng sụt giảm nghiêm trọng, kìm hãm sự phát triển và gây thiếu máu